Media/ Cộng đồng - Khác

Những lần đào móng xây nhà và gia chủ ngã ngửa khi phát hiện “vật thể lạ”

Có nhiều trường hợp hi hữu khi đào móng xây nhà, các gia chủ vô tình phát hiện những “vật thể lạ”, không những thế chúng còn có giá trị rất lớn.

Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

  • Bắc Giang: Đào móng xây nhà, thấy kho báu 200 năm dưới lòng đất

Anh Phạm Văn Tiến (Bắc Giang) chia sẻ  anh tính đào móng, động thổ để ra Tết xây dựng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy nửa ngày đào móng, anh cùng gia đình đã bất ngờ phát hiện dưới nền nhà có một chum tiền cổ, niên đại khoảng 200 năm trước.

dao-mong-xay-nha (1).jpg

Chum tiền cổ nặng khoảng 10kg có niên đại khoảng 200 năm trước

"Lúc thợ đào xuống khoảng 1m bất ngờ đụng phải một chiếc chum bằng đất nung được bịt bằng vải cũ kỹ. Lúc đó, thợ nhà tôi không may làm vỡ chiếc chum và lộ ra rất nhiều tiền cổ ở bên trong", anh Tiến nói. Chum tiền cổ mà anh Tiến phát hiện được nặng khoảng 10 kg.

"Sau khi đào được chum tiền cổ này, tôi có hỏi một số anh chị biết tiếng Hán và được biết đây là tiền Minh Mệnh Thông Bảo, thời Nguyễn, có niên đại khoảng 200 trước".

Trong chum ngoài tiền Minh Mệnh Thông Bảo còn có tiền Gia Long Thông Bảo, tôi đoán chủ nhân của chúng sống ở thời kỳ chuyển giao giữa vua Gia Long và vua Minh Mệnh (khoảng  năm 1820)", ông chủ vui vẻ kể lại.

Anh Tiến cũng tiết lộ thêm, tất cả tiền cổ trong chum được làm bằng đồng, tuy nhiên do thời gian bị chôn quá lâu nên bị rỉ sét. Mặc dù không giữ được màu đồng nhưng chúng gần như còn nguyên vẹn.

Đồng Minh Mệnh Thông Bảo được vua Minh Mệnh phát hành ngay sau khi ông lên ngôi vào năm 1820. Đời vua Minh Mệnh bắt đầu đúc kiểu tiền hình tròn lỗ vuông bằng chất liệu vàng, bạc và đồng rất đa dạng. 

Mặt trước của tiền có bốn chữ Minh Mạng Thông Bảo, mặt sau để trống.

dao-mong-xay-nha (2).jpg

Cận cảnh tiền cổ từ thời Minh Mệnh

Minh Mệnh Thông Bảo có 4 loại khác nhau, trong đó, loại 1 có giá trị nhất được đúc 6 phân bằng đồng và bằng kẽm. Loại thứ 2 có kích thước lớn từ 22 - 25 mm, được phát hành từ năm 1820. Nguyên liệu là hợp kim đồng, kẽm và thiếc.

Loạt thứ ba có đường kính khoảng 22mm, bằng hợp kim đồng kẽm, được phát hành từ năm 1825. LoạI thứ tư có đường kính 25mm, được phát hành từ năm 1827.

Nhờ sự phát triển của thương mại, kinh tế hàng hóa trong nước sôi động, nhà Nguyễn thời đó đã sử dụng nhiều đồng tiền căn bản là tiền đồng, tiền kẽm, đặc biệt còn có cả vàng và bạc dùng trong lưu thông. 

Anh Tiến cho biết, mảnh đất anh đào được chum tiền cổ là của tổ tiên để lại. Tuy nhiên, ngoài chum tiền cổ kể trên, anh Tiến không tìm được vật gì khác.

"Rất có thể chủ nhân của chum tiền cổ này là một ai đó trong dòng họ nhà tôi. Tuy nhiên, niên đại qua lâu rồi nên cũng không thể khẳng định chính xác được", anh tâm sự.

dao-mong-xay-nha (3).jpg

Đời vua Minh Mệnh bắt đầu đúc kiểu tiền hình tròn lỗ vuông bằng chất liệu vàng, bạc và đồng rất đa dạng. Mặt trước của tiền có bốn chữ Minh Mạng thông bảo, mặt sau để trống

Anh Hùng Bá, một cửa hiệu chuyên kinh doanh tiền cổ cho hay, tiền Minh Mệnh Thông Bảo đang có giá thị trường khoảng 30.000 - 50.000 đồng/cặp - không rẻ, cũng không đắt.

Giới sưu tầm tiền cổ cũng không lạ gì đồng này, bởi lẽ, Minh Mệnh Thông Bảo là đồng tiền quý nhưng không hiếm.

  • Cặp vợ chồng vô tình tìm thấy vali tiền gần 1 tỷ khi đang sửa nhà

“Tiền từ trên trời rơi xuống”, ai mà chẳng mong có được may mắn như thế. Nhưng hầu hết chúng ta đều hiểu rằng những điều như vậy sẽ không dễ xảy ra. Đúng vậy, việc bỗng nhiên sở hữu hợp pháp một số tiền lớn là điều gần như không tưởng, nhưng đó lại là chính xác những gì đã diễn ra với cặp vợ chồng đến từ Cleveland, Ohio, Hoa Kỳ.

dao-mong-xay-nha (4).jpg

Bức tường bên dưới tầng hầm nơi người chồng chuẩn bị sửa sang

Gia chủ chia sẻ: “Gia đình chúng tôi đã sống trong ngôi nhà được mua cách đây vài năm. Ngôi nhà được xây dựng vào cuối những năm 40. Tôi là một người thích tự tay làm mọi thứ nên đã tự sửa sang lại toàn bộ tầng một và tầng hai căn nhà, chuyện xảy ra khi tôi bắt đầu với tầng hầm”.

Theo đó, họ quyết định sửa sang căn nhà của mình sau vài năm sinh sống. Nhưng điều họ không ngờ chính là những phát hiện mà mình tìm thấy bên dưới tầng hầm.

ava-dao-mong-xay-nha (5).jpg

Nơi anh phát hiện ra hai chiếc vali bí ẩn

Người đàn ông tìm thấy hai chiếc vali nhỏ màu xanh lá cây và màu xám. Khi vừa mở chiếc vali đầu tiên ra, anh và vợ đã vô cùng sửng sốt khi tìm thấy bên trong lên đến 17.000 bảng Anh (khoảng 509 triệu VNĐ) tiền mặt, với tất cả các hóa đơn đều có niên đại từ năm 1928 đến năm 1934.

dao-mong-xay-nha (6).jpg

Cả hai không nghĩ rằng mình sẽ tìm thấy cả một gia tài ở bên trong chiếc vali

Cặp đôi thậm chí còn sốc hơn khi họ mở chiếc vali thứ hai và phát hiện thêm nhiều tiền mặt được giấu bên trong, tổng số tiền mà họ tìm thấy trong cả hai vali là 33.000 bảng Anh (khoảng 989 triệu VND).

dao-mong-xay-nha (7).jpg

Những đồ vật được cất giữ bên trong vali

dao-mong-xay-nha (8).jpg

Rất nhiều tiền mặt được tìm thấy bên trong vali

dao-mong-xay-nha (9).jpg

Cả hai đã vô cùng sửng sốt và có phần sợ hãi vào thời điểm vừa phát hiện ra số tiền

Được biết, sau khi tìm hiểu các dự luật đặc biệt và nói chuyện với luật sư, các vấn đề pháp lý của số tiền đã được giải quyết ổn thỏa. Cặp vợ chồng quyết định sẽ sử dụng số tiền để thanh toán các khoản nợ thế chấp.

  • Sửa nhà vô tình đào được "ngân hàng" dưới đất, chàng trai “khóc dở mếu dở” khi nghe chuyên gia nhận định

Theo đó, câu chuyện về chàng trai vô tình đào được “ngân hàng” trong khi sửa nhà đã thu hút được sự chú ý của nhiều cư dân mạng. Được biết, chàng trai sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Vì hoàn cảnh gia đình  nghèo khó nên từ nhỏ anh đã xa nhà bươn chải, sau nhiều năm chăm chỉ làm lụng tích góp, cuối cùng chàng trai cũng có một khoản tiền để sửa lại căn nhà cũ đổ nát.

Chàng trai chia sẻ, mục đích anh sửa nhà là để cha mẹ được sống trong một căn nhà tử tế đủ đầy, đồng thời anh cũng muốn nhân cơ hội này ở nhà đi xem mắt, nếu có người phù hợp thì sẽ kết hôn.

Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ theo kế hoạch cho tới một ngày trong lúc thi công khu vực chuồng dê, chàng trai và vô tình thấy trong đất được đào lên có lẫn nhiều đồng tiền xu có hình dáng kỳ lạ. Vì tò mò nên anh đã quyết định cùng thợ đào sâu xuống bên dưới và vô tình phát hiện dưới nhà anh có cả 1 gian phòng lớn chứa vô số những đồng tiền xu được buộc thành từng dây ngay ngắn.

Số lượng tiền xu nhiều đến mức được xếp thành “từng núi”, ai thấy cũng phải thốt lên rằng chàng trai thực sự đã đào được cả một “ngân hàng” chứa tiền cổ khổng lồ. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, số tiền chàng trai đào được là “bảo vật quốc gia” và sẽ được nhà nước thu hồi để phục vụ cho công tác nghiên cứu.

dao-mong-xay-nha (10).jpg

Không ngờ đồng xu mà chàng trai đào được lại đặc biệt và có giá trị lớn đến vậy

Nguyên nhân là vì những đồng xu mà chàng trai đào được thuộc thời Tống, có niên đại hơn 1000 năm, có giá trị cực kỳ lớn về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học. Số tiền này phản ánh tình hình giao thương của cả vùng đất Thiểm Tây trong giai đoạn thời Tống, vô cùng quý giá.

Sau khi nghe xong nhận định của chuyên gia, nhiều người vui vẻ để lại bình luận rằng, nếu số tiền cổ này được bán ra ngoài thì chắc chắn chàng trai sẽ trở thành “phú hộ” chỉ sau một đêm.

Về phần mình, sau khi vui vẻ hoàn thành các thủ tục và giao nộp số cổ vật đào được. Chàng trai “khóc dở mếu dở” chia sẻ rằng, bản thân nghe chuyên gia nhận định xong cũng cảm thấy có chút hụt hẫng, vì với khoản tiền kia suýt chút nữa là anh được trải nghiệm cảm giác trở thành “phú hộ” rồi.

  • Đào móng nhà, gia chủ ở Hà Tĩnh tìm thấy gần 100kg tiền cổ

Một trường hợp “may mắn” nữa của gia chủ tại Hà Tĩnh là họ tìm thấy 100kg tiền cổ khi đang đào móng nhà. Đây là loại tiền làm từ chất liệu đồng nguyên chất, ít bị oxy hóa, hình tròn, giữa đục lỗ vuông. Sau khi xử lý loại bỏ tạp chất, hiện ra mặt trước đồng tiền có 4 chữ Hán đọc chéo ghi niên hiệu đời vua đúc tiền và loại tiền lưu thông.

dao-mong-xay-nha (11).jpg

Đây đều là tiền thời Nguyễn, được chia theo niên hiệu làm 7 loại

Mặt sau một số đồng tiền đúc nổi các chữ Hán Thập Văn. Chữ được thể hiện dưới dạng chân thư, to, rõ ràng.

Đây đều là tiền thời Nguyễn, được chia theo niên hiệu làm 7 loại: Đồng tiền đầu tiên của nhà Nguyễn Gia Long Thông Bảo (1802 – 1820) của Nguyễn Phúc Ánh; Minh Mệnh Thông Bảo (1820 – 1840) của Nguyễn Phúc Đản; Thiệu Trị Thông Bảo (1841-1847) của Nguyễn Phúc Miên;

Tự Đức Thông Bảo (1848 – 1883) của Nguyễn Phúc Hồng Nhậm; Thành Thái Thông Bảo (1889 – 1907) của Nguyễn Phúc Bửu Lân; Duy Tân Thông Bảo (1907 - 1916) của Nguyễn Phúc Vĩnh San; Bảo Đại Thông Bảo (1925 – 1945) của Nguyễn Vĩnh Thụy.

dao-mong-xay-nha (12).jpg

Một số đồng tiền thời Nguyễn được phát hiện tại vườn tổ họ Võ Tá

dao-mong-xay-nha (13).jpg

Chữ Thập ở lưng tiền

Có thể thấy, có không ít những câu chuyện, tình huống dở khóc dở cười xoay quanh việc đào móng xây nhà. Bạn có từng trải qua tình huống nào khi đào móng xây nhà mình không? Hãy chia sẻ dưới phần bình luận bài viết nhé

Nguồn: Tổng hợp

Quan điểm của bạn về vấn đề trên như thế nào? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

Còn {{ commentContentRemainLength }} ký tự

 

  • {{ comment.content }}
    ...