Media/ Cộng đồng - Khác

“Thợ quên không làm ô văng cửa sổ, tôi phải làm thế nào?”

Chị Minh Khuê gặp một tình huống “dở khóc dở cười” khi thợ quên không làm ô văng cửa sổ. 

Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

Chủ nhà Minh Khuê đặt câu hỏi: “Sau khi thợ trát xong, tôi phát hiện họ không làm ô văng cửa sổ. Tôi yêu cầu làm lại nhưng thợ nói đã rút hết giàn giáo, không sửa được. Tôi nên làm thế nào?”

Kiến trúc sư tư vấn:

Ô văng là bộ phận không thể thiếu trong thiết kế nhà ở hiện nay. Thông thường ô văng nhô ra 40-50cm, nhưng ở một số trường hợp đặc biệt lại phụ thuộc vào chiều dài chiều rộng của khung cửa sổ để thiết kế cho phù hợp. Tác dụng chính của ô văng cửa sổ là che mưa che nắng.

o-vang-cua-so-1(ava).jpg

Một trường hợp không làm lanh tô hay ô văng cửa sổ dù công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện. Ảnh minh họa: Nguyễn Hồng

Kiến trúc sư Trương Thành Trung nhận định, nếu vẫn để nguyên hiện trạng cửa sổ không ô văng như chủ nhà chia sẻ, một thời gian sau, nước sẽ ngấm từ ngoài vào. Nguyên nhân là những thay đổi của thời tiết khiến hệ thống gioăng và keo của khuôn cửa sổ bị phá vỡ liên kết, gây hiện tượng thấm nước.

Việc xây cửa sổ không có ô văng, đến từ những nguyên nhân như xây nhà không có bản vẽ, nếu có nhưng cũng thiếu chi tiết hoặc thợ xây quá thiếu trách nhiệm. Cuối cùng là do chủ nhà không giám sát thường xuyên. Nếu phát hiện ngay từ khi xây thô đã có phương án xử lý kịp thời, không phải đợi đến khi trát hoàn thiện như trường hợp của độc giả.

Phương án xử lý:

Trong trường hợp nhà bạn có thiết kế, nên trao đổi với kiến trúc sư để xử lý triệt để vấn đề này. Việc sửa chữa sau này không chỉ đơn thuần là làm ô văng che cửa sổ mà còn liên quan đến cả kiến trúc mặt đứng của công trình.

Ngoài ra bạn còn phải xem xét mặt giáp bên hông cửa sổ hiện trạng như thế nào. Nếu phía đó là đất nhà hàng xóm, chắc chắn không thể làm ô văng đổ chờm vào ranh giới đất. Theo quy chuẩn xây dựng cũng như quy định của Bộ Xây dựng, cửa sổ, cửa thông gió, thông hơi, cửa đi... chỉ được mở khi cách công trình lân cận trên 2 m. Nếu đó là đất giáp ranh, việc bạn trổ cửa sổ như vậy cũng sai quy định.

Nếu cửa sổ giáp công trình công cộng hoặc khoảng không, bạn có thể thực hiện những cách sau:

Thay vì đổ lanh tô bê tông che cửa sổ, bạn có thể sử dụng mái kính con sơn sắt để đỡ mái. Đây là loại mái được làm từ kính cường lực, kính dán an toàn kết hợp với hệ khung sắt được sơn tĩnh điện chống gỉ, chống oxy hóa tốt. Hoặc có thể sử dụng hệ thống mái vòm tôn sắt để che phía ngoài cửa sổ.

o-vang-cua-so-2.jpg

Mái kính con sơn là giải pháp cho những cửa sổ không có ô văng

Đắp phào ngắt nước phía trên cửa sổ để giảm bớt lượng nước mưa chảy men theo tường vào ô cửa sổ.

Thỏa thuận lại với thợ xây để họ đổ ô văng bê tông rồi đục tường chèn lại. Việc làm này mất thời gian và công sức vì phải bắc lại giàn giáo.

Lưu ý: Thiếu sót này chắc chắn bạn cần xử lý kịp thời. Nếu không chỉ sau thời ngắn, hậu quả khá nặng nề. Khi đó chi phí chống thấm, chống ngấm tường không chỉ tốn kém hơn mà thi công cũng sẽ mất nhiều thời gian và phức tạp hơn.

Trang Vy (VnExpress)

Thân mời bạn tham gia chiến dịch “CHUYỂN NHÀ, CHUYỂN MÌNH” được tổ chức từ ngày 23/10 đến hết 14h ngày 13/11 trên group Happynest, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 50.000.000 đồng.

Chiến dịch “Chuyển nhà, chuyển mình” là cơ hội để bạn: 

- Chia sẻ câu chuyện, hành trình sở hữu ngôi nhà của mình; những khó khăn khi mua/ xây/ hoàn thiện nhà mà bạn đã trải qua. 

- Học hỏi những kinh nghiệm, bài học quý giá (về địa điểm, ngân sách, vấn đề pháp lý hay cách thiết kế không gian sống…) từ chính trải nghiệm của bản thân bạn.

Tìm hiểu thông tin chi tiết và cách thức tham gia ngay tại đây.

Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn hãy liên hệ với fanpage Happynest để được admin hỗ trợ nhé.

Còn {{ commentContentRemainLength }} ký tự

 

  • {{ comment.content }}
    ...